Responsive Advertisement
Responsive Advertisement
 Sử dụng vận chuyển đường biển luôn được các quốc gia đề cao vì tính hữu dụng của nó trong suốt cả quá trình với giá thành thấp và tính tiện lợi cao mà nó mang lại. Với các nước có diện tích sát biển lớn, sẽ tạo ra cơ hội hội nhập và phát triển kinh tế.

Thế nào là vận chuyển đường biển?



Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là phương pháp được các cá nhân và doanh nghiệp tin dùng trong nhiều thập kỷ khi mà sự tiện lợi, độ an toàn cùng cước phí luôn được đánh giá rất cao.

Để dễ hiểu thì vận chuyển đường biển là hình thức vận chuyển mà theo đó sử dụng các công cụ hỗ trợ như xe cẩu, container, cần cẩu,... và địa điểm tích hợp hệ thống chuyên dùng để phục vụ cho xuyên suốt quá trình như kho bãi hay cảng.

Đối với các quốc gia nằm sát biển và sở hữu nhiều cảnh sẽ giúp cho việc vận chuyển quốc tế và trong nước dễ dàng hơn bao giờ hết.


Ưu điểm khi sử dụng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

  • Ít xảy ra sự cố va chạm:

Điều đầu tiên ta không thể bỏ qua mức độ quan trọng của vấn đề này khi lưu thông bằng đường biển.

Việc xảy ra tai nạn khi vận chuyển đường biển là rất khó khi mà đường lưu thông của các tàu chở hàng rất rộng.

Dù lưu thông trong kênh rạch của một quốc gia nào đó thì việc va chạm dường như không thể xảy ra dù mật độ tàu lưu thông trên biển có nhiều đi nữa.

  • Cước phí thấp:

Vận chuyển đường biển được xem như là hình thức đặc biệt của cả thế giới khi mở ra nhiều tiềm năng của các cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cước phí khi vận tải biển thấp hơn rất nhiều so với các hình thức vận chuyển khác và điều này có thể giúp rất nhiều cho các cá nhân và doanh nghiệp mới.

Lượng hàng hoá càng nhiều sẽ càng giúp giá thành dịch vụ giảm xuống sâu hơn.

  • Vận chuyển số lượng hàng hoá lớn:

Không thể phủ định được sự phát triển của nền công nghiệp thế giới khi ngày càng nhiều các tàu có dung tích và khối lượng lớn được tạo ra để phục vụ cho mục đích vận chuyển.

Số lượng hàng hoá giới hạn cũng ngày càng được tăng lên khi 1 tàu có thể vận chuyển được vài chục đến vài trăm tấn.

Một lần vận chuyển đi và về có thể đem lại lợi ích tối đa cho người sử dụng dịch vụ.

  • Hội nhập quốc tế:

Vận chuyển đường biển đã, đang và sẽ giúp rất nhiều trong quá trình hội nhập nhất là khi trong những tình huống đặc thù như dịch bệnh có thể giúp các nước vận chuyển các thiết bị cần thiết một cách nhanh và đầy đủ nhất.

Vận tải biển tiếp tục đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế nước nhà và đối tác khi mở ra cơ hội giao thương giữa các nước.


Các điểm cần lưu ý khi vận chuyển bằng đường biển.


Cũng như các hình thức vận chuyển khác khi sử dụng đường biển vẫn có một số vấn đề mà các doanh nghiệp và cá nhân cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi bản thân.


Cước vận chuyển đường biển.


Giá cước vận tải đường biển luôn biến đổi không ngừng vì các phụ phí phát sinh như nguồn nguyên liệu giúp vận hành tàu và cơ sở hạ tầng hay nguồn vật liệu giúp xây dựng tàu thuyền.

Nhưng đa phần cước vận chuyển đường biển nước ta sẽ được duy trì theo cước vận chuyển quốc tế của các nước trên thế giới và tính thêm các điều kiện ảnh hưởng trong nước.

Giá cước vận chuyển đường biển luôn được Nhà nước duy trì một cách hợp lý để tạo cơ hội phát triển cho các cá nhân và doanh nghiệp trong nước.

Theo THÔNG TƯ LIÊN BỘ về giá cước vận tải đường biển trên các tuyến đường đi nước ngoài.

+ Tuyến Việt Nam - Nhật Bản vận dụng biểu cước Hồng Kông - Nhật

(No. 8) Z = A + 0,127A + BAF

+ Tuyến Nhật Bản - Việt Nam vận dụng biểu cước Nhật - Hồng Kông

(No 16)  Z = A + 0,127A + BAF + 0,8 CAF

+ Tuyến Việt Nam - Hồng Kông vận dụng biểu cước Hồng Kông-Singapore

(No7)   Z = A - 0,305A + BAF

+ Tuyến Hồng Kông - Việt Nam vận dụng biểu cước Nhật - Hồng Kông

(No 16) Z = A - 0,05 A + BAF

+ Tuyến Singapore - Hải phòng vận dụng biểu cước Singapore - Hồng Kông

(No 1) Z = A - 0,05A + BAF + 0,8 CAF

+ Tuyến Sài gòn - Singapore vận dụng biểu cước Hồng Kông - Singapore

(No 7) Z = A - 0,197A + BAF

Tuyến Singapore - Sài gòn vận dụng biểu cước Singapore - Hồng Kông

  (No 1) Z = A - 0,05A + BAF + 0,8 CAF

Trong đó Z là giá cước vận chuyển 1 tấn hoặc 1m3

      A là giá cước ghi trong biểu cước quốc tế hiện hành.

Ngoài ra, các phụ phí phát sinh cũng được quy định trong Thông tư trên:

​​a) Phụ phí biến động giá nhiên liệu (BAP- Bunker Adjustment factor) là phụ phí do biến động giá nhiên liệu trên thị trường với mức giá nhiên liệu lúc xây dựng biểu cước. Trong giá cước, phụ phí này được tính theo tỷ lệ công bố trên biểu cước quốc tế.

b) Phụ phí về biến động tỷ giá ngoại tệ giữa đồng tiền tính trên biểu cước của hãng tàu quốc tế, do tác động của thị trường tiền tệ mà công ty vận tải biển Việt Nam bị ảnh hưởng nên được tính một tỷ lệ theo tỷ lệ chi phí bị ảnh hưởng.

Cụ thể CAF được tính bằng (0,8) phụ phí CAF công bố trên biểu cước quốc tế.


Các loại giấy tờ liên quan.


Để có thể sử dụng được vận tải biển, các cá nhân và doanh nghiệp buộc phải có các loại giấy tờ theo quy định của nhà nước.

Mục đích chính của của giấy tờ là bảo đảm nguồn hàng và giúp Nhà nước theo dõi các hoạt động vận chuyển trong nước.

Các loại giấy tờ cần thiết khi sử dụng vận chuyển đường biển:

  • Các loại chứng từ hải quan: văn bản cho phép xuất khẩu, tờ khai hải quan xuất khẩu, hợp đồng mua bán, chứng nhận doanh nghiệp,...
  • Các loại chứng từ với cảng và tàu: chỉ thị xếp hàng của doanh nghiệp vận tải, vận đơn đường biển, bản lược hàng hoá, phiếu kiểm đếm,...
  • Chứng từ khác: chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại,...

Vì nhiều lý do mà với các loại hàng hoá khác nhau sẽ được bên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ yêu cầu để đáp ứng với các yêu cầu bên Nhà nước.


Các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.


Dù vận chuyển đường biển mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp nhưng không phải loại hàng hoá nào cũng được sử dụng vận tải biển.

Hàng bách hoá.

Hàng bách hoá hay còn là hàng được vận chuyển khi được sắp xếp theo từng đơn vị xếp dỡ. Đa phần người dùng sẽ thấy và sử dụng dịch vụ vận chuyển loại hàng hoá này vì độ tiện lợi trong việc kiểm kê hàng hoá.


Hàng đóng container.


Hàng hoá khi được vận chuyển sẽ được sắp xếp và kiểm kê cẩn thận. Ngoài ra nhờ vào các đơn vị xếp dỡ mà lượng hàng hóa sẽ được cố định trong suốt quá trình vận chuyển.

Việc phát triển ra container đã giúp đỡ rất nhiều trong việc vận chuyển và duy trì khối lượng hàng hóa trong việc vận chuyển. 

Đây cũng được xem là một trong những loại hàng hoá phổ biến nhất hiện nay vì tính tiện lợi và độ bảo đảm.

Container có nhiều kích thước khác nhau như 20’ hay 40’ phù hợp với nhiều mục đích và khối lượng vận chuyển khác nhau giúp tối ưu hoá được lượng hàng và giảm chi phí cho doanh nghiệp.



Hàng Neo Bulk.


Hàng Neo Bulk là những nhóm hàng được đóng gói, xử lý và ghép cẩn thận qua quy trình trước khi tham gia vào quá trình vận chuyển.

Nhóm hàng hoá đó cũng được xem là một đơn vị hàng hoá như gỗ, giấy, thanh sắt, thép, nhôm hay các phương tiện chuyển đổi hoặc sản xuất.

Vì tính đặc biệt của hàng Neo Bulk mà hàng hoá không cần phải đóng vào các container hay pallet để có thể đếm và duy trì sự đảm bảo nguồn hàng.

Cũng vì sự đặc biệt đó mà hàng Neo Bulk không bị bó buộc trong 1 đơn vị tính toán khối lượng nhất định.


Hàng Break Bulk.


Ngược lại với Neo Bulk, Break Bulk là về những nhóm hàng thông thường và đặc biệt được sử dụng các thùng, pallet hoặc các dạng đóng gói cụ thể để đo đạc khối lượng sản phẩm và hàng hoá. 

Có thể để dễ hiểu hơn hàng Break Bulk là các loại hàng hoá được đóng gói cẩn thận trong các khung mẫu như thùng gỗ, pallet với mục đích chính là bảo đảm lượng hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển và hạn chế các sự cố đổ vỡ và ngoài ý muốn khác.


Ngoài ra hàng Break Bulk còn được kiểm kê dễ dàng hơn khi cá nhân và doanh nghiệp chỉ cần đếm hay kiểm tra lại đủ kiện hàng theo đơn vị chung mà không cần phải làm việc với từng món hàng hóa cụ thể.


Hàng rời.


Hàng rời trong vận chuyển đường biển còn được xem là nhóm hàng hoá được vận chuyển mà không cần đóng gói và được chia ra làm 2 loại cơ bản sau:


Hàng khô.


Hàng khô hay các loại hàng hoá đặc biệt thường là nguồn nguyên liệu cho các hoạt động kinh tế hay sản xuất khác.

Một số loại hàng hoá khô như: cà phê, các loại nông sản, than đá, quặng sắt,...


Hàng lỏng.


Hàng lỏng hay các loại hàng hoá ở dạng lỏng được đo bằng thể tích hoặc dụng tích có thể là sản phẩm hoặc là nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất khác. 

Cũng vì nhiều lý do mà hàng hoá lỏng có thể xem như là nguy hiểm vì tính chất dễ gây cháy nổ hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Một số loại hàng hoá lỏng như: hoá chất, dầu thô, xăng dầu, khí tự nhiên,...

Post a Comment